CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM
ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ PHÚC PHƯƠNG
CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM
ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ PHÚC PHƯƠNG
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của nhân dân ngày được nâng lên, nhu cầu phục vụ cuộc sống ngày càng đa dạng. Trong đó, nhu cầu sử dụng sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ phục vụ trang trí, trưng bày, chứa, đựng đang được người dân quan tâm; đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có tính truyền thống được ưa chuộng và có nhu cầu rất cao. Trên đất nước ta có một số làng nghề lớn trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ như: Làng nghề La Xuyên ở huyện Ý Yên – tỉnh Nam Định; Làng nghề Canh Nậu ở huyện Thạch Thất – TP Hà Nội; Làng nghề Đồng Kỵ ở Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh và nhiều làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ khác trên cả nước.
Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ được bắt đầu từ khá lâu trên địa bàn xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Từ khi còn thanh thiếu niên, anh Ngô Quốc Phúc đã biết đến nghề này trên quê hương. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh bắt đầu học nghề tại các cơ sở trên địa bàn huyện Triệu Sơn và một số khu vực khác ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định và huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Sau khi học nghề và tích lũy được kinh nghiệm, vốn, anh bắt đầu lập nghiệp trên quê hương với xưởng gỗ nhỏ trên địa bàn xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn. Sau vài năm, đến năm 2015 sau khi tay nghề và khách hàng khá ổn định. Tranh thủ sự quan tâm của các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện nhằm phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn, tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động nông thôn.
Với quyết tâm làm giàu, anh và gia đình đã, tích góp, huy động đầu tư nhà xưởng, thiết bị, máy móc mở rộng quy mô của xưởng sản xuất. Đến nay, cơ sở đục đồ gỗ mỹ nghệ Phúc Phương sản xuất được hàng nghìn sản phẩm, thu về hàng tỷ đồng. Tạo điều kiện cho hàng chục lao động địa phương có công ăn việc làm với mức thu nhập từ 5 triệu đồng/người/tháng trở lên.
Xác định nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có nhiều lợi thế để xâm nhập thị trường và nhiều cơ hội để nâng cao thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, nó cũng không ít thách thức, đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm đến từ những làng nghề có truyền thống trên địa bàn cả nước. Trên thị trường hiện nay, có nhiều sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ đến từ các làng nghề khác nhau. Mỗi một làng nghề có những tinh hoa đặc trưng riêng, tập trưng và các sản phẩm tranh gỗ, bình gỗ, tượng gỗ lớn, bàn ghề, tủ, gường….
Để xây dựng bản sắc riêng cho sản phẩm của mình, chúng tôi xác định hai sản phẩm Di lặc Ngọc Am và Hộp đựng trà của gỗ mỹ nghệ Phúc Phương là sản phẩm phải có tính chuyên biệt cao, đối với sản phẩm của làng nghề khác trên cả nước.
Vì vậy, trong sản xuất hai sản phẩm này chúng tôi tập trung vào hai yêu tốt quan trọng đó là:
Nguyên liệu gỗ đưa vào sản xuất
Đối với nguyên liệu gỗ sử dụng, chúng tôi sử dụng hại loại nguyên liệu gỗ quý, có hương thơm là: Gỗ Ngọc Am và gỗ Hương, hai loại gỗ này sẽ tạo ra sản phẩm có tính chuyên biệt cao, quý hơn đối với các sản phẩm thuộc các làng nghề có truyền thống nên cơ bản đã giảm sự cạnh tranh
Kỹ thuật điêu khắc của Nghệ nhân
Bên cạnh đó, hai sản phẩm này được thực hiện bởi các thợ điêu khắc lành nghề nên đảm bảo tính thẩm mỹ và độ tinh xảo cao của sản phẩm.
<spanid=”chinh-sach”></spanid=”chinh-sach”>
<spanid=”chinh-sach”></spanid=”chinh-sach”>
Với mong muốn đưa đến cho khách hàng một sản phẩm tốt, quý trong quá trình sản xuất đến khi xuất xưởng, sản phẩm phải được kiểm tra theo đúng quy trình quản lý chất lượng để loại bó những sản phẩm không đáp ứng các tiêu chí về mặt kỹ thuật, về an toàn đối với người sử dụng. Từng bước xây dựng, quảng bá hình ảnh của cơ sở, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường cả nước và hướng tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực châu Á.
Thu mua gỗ nguyên liệu
Xẻ gỗ
Sấy gỗ
Phân loại
Định hình
Lắp ráp
Hoàn thiện sản phẩm
Phun PU, dầu bóng
Đóng gói, tem nhãn
Theo đó, từ nay đến 2025 chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm bổ sung các loại trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm. Để góp phần giải quyết khó khăn trong tìm kiếm công ăn việc làm của bà con địa phương, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng cường thu nhập cho bà con, giúp huyện Triệu Sơn thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra./.
Hộ sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ Ngô Quốc Phúc
Chủ doanh nghiệp: Ngô Quốc Phúc – Chủ cơ sở.
Địa chỉ: Thôn 9, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Điện thoại: 0982862016
Website: Dogophucphuong.com